Trong thế giới trang sức cao cấp, kim cương luôn được xem là biểu tượng của sự tinh tế, giá trị và vĩnh cửu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và giá trị thực sự của một viên kim cương, việc kiểm định là điều không thể thiếu. Tại Việt Nam, ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn sở hữu kim cương có hai giấy kiểm định – một của tổ chức quốc tế uy tín và một của đơn vị kiểm định trong nước. Vậy tại sao điều này lại trở nên cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với người mua?
Nhìn từ góc độ người tiêu dùng, ngoài đất đai, kim cương, vàng và đá quý cũng là những kênh đầu tư hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao trong tương lai.Vì vậy để đảm bảo tính minh bạch, người bán thường cung cấp nhiều giấy kiểm định trong và ngoài nước và sẵn sàng tuân theo yêu cầu của người mua.
Trong trường hợp của khoáng vật có giá trị siêu cao, người sở hữu thường không tự cất giữ tại nhà mà sẽ đặt chúng tại các ngân hàng uy tín trong và ngoài nước. Đơn vị kiểm định GIA (Gemological Institute of America) được công nhận trên toàn thế giới và giấy kiểm định của GIA là điều cần thiết cho khoáng vật có giá trị cao.
Ảnh: RioGems
Tất cả những điều trên đều liên quan đến việc kiểm định kim cương, một quá trình quan trọng để xác định tính chất và giá trị của viên đá. GIA (Gemological Institute of America) là tổ chức uy tín toàn cầu chuyên về đánh giá và kiểm định kim cương. Mỗi viên kim cương khi kiểm định bởi GIA sẽ được cấp một tờ phiếu ghi chép lại kết quả kiểm định. Trên giấy kiểm định GIA, bạn sẽ thấy các thông số quan trọng như trọng lượng (carat), màu sắc, độ trong suốt, độ sạch, cắt xẻ và các thông tin khác về viên kim cương.
Lý do việc kiểm định 2 giấy ở Việt Nam ban đầu liên quan đến việc đa số kim cương GIA nhập về không nằm trong seal (GIA thường ép seal trực tiếp lên viên kim cương). Thay vì đó, các viên kim cương thường chỉ được bọc bên ngoài bằng một lớp giấy việc này đặt ra một câu hỏi là “ nếu giấy GIA là thật nhưng người bán dùng 1 viên nào đó có cân nặng và kích thước tương đương rồi khắc mã theo giấy GIA thì kiểm định ở Việt Nam ra giấy có xác định viên đá đó có khớp với giấy GIA không?” Và câu trả lời là không thể nào khớp được. Vì nếu có 1 viên thay thế giống hoàn toàn thì chỉ có thể là kim cương tổng hợp chứ nếu nó là kim cương thật thì giả làm gì. Vì vậy, để bảo vệ viên đá và đảm bảo tính thật giả, việc kiểm định 2 giấy đã trở thành một phương pháp hữu hiệu, bởi đa số các LAB như SBJ, PNJ,… đều có đầu tư các thiết bị kiểm tra kim cương tổng hợp từ GIA. Nó không chỉ giúp xác định thông tin về viên kim cương mà còn giải quyết vấn đề về tính thật giả của viên đá.
Ảnh: PNJ
Thực tế, rất hiếm khi bạn có thể nhìn thấy một viên kim cương nguyên zin, được niêm phong bởi GIA/HRD, ngoài thị trường, kể cả trong trường hợp của kim cương đen và đỏ vì một số lý do sau đây:
Lợi nhuận của nhà buôn: Giá của kim cương nguyên zin niêm phong 99% thường cao hơn so với kim cương rời (100% đã từng được sử dụng) vì nó là hàng mới hoàn toàn chưa bao giờ sử dụng. Tuy nhiên, con số này chỉ được hiểu rõ bởi những người chuyên nhập khẩu.
Kim cương giả GIA/HRD: Tình trạng kim cương giả với niêm phong GIA/HRD không hề hiếm tại các thị trường như Mumbai và Bangkok. Các kẻ giả thường tập trung vào hai tiêu chí quan trọng: màu sắc (color) và độ trong suốt (clarity). Khi gặp phải thị trường này, dù kiểm tra mã cạnh của kim cương bằng kính lúp 10x thì với sự thiếu kinh nghiệm thường khiến người mua khó phát hiện ra kim cương giả. Tuy nhiên, các phòng thí nghiệm uy tín như GIA hoặc HRD có kính hiển vi quang học từ 100x, giúp họ dễ dàng tìm thấy các đặc trưng về mã cạnh và lỗi của kim cương thật.
Vì vậy, nếu bạn có đủ khả năng, hãy chọn mua kim cương nguyên zin niêm phong. Nếu không, tái kiểm định tại các phòng thí nghiệm ở Việt Nam có thể giúp bạn yên tâm hơn nhé.