Kim cương đen, còn được gọi là Carbonado, là một loại kim cương đặc biệt với màu đen huyền bí. Khác với kim cương trắng, kim cương đen không trong suốt mà có màu đen đục do chứa nhiều tạp chất như than chì và carbon. Thuật ngữ Kim Cương Đen “Black Diamond” được sử dụng trong nữ trang vào cuối thập niên 1990 và ngày nay chúng được gắn trên các món nữ trang khá phổ biến.
Nguồn gốc
Nhiều trang web ở Việt Nam khẳng định rằng kim cương đen khác các loại đá quý khác về nguồn gốc, được tạo ra từ vụ nổ sao băng và rơi xuống Trái Đất theo cơn mưa thiên thạch. Tuy nhiên, thực tế là kim cương đen không khác gì kim cương trắng về nguồn gốc và điều kiện hình thành. Chúng được hình thành sâu trong lòng đất dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất rất cao. Màu sắc của kim cương đen có thể từ không màu đến nâu và thậm chí màu xanh oliu.
Tại sao ta nhìn Kim Cương đen màu đen ?
Kim cương đen có nhiều tạp chất (inclusions) dày đặc, khiến ánh sáng không thể phản xạ lại, làm viên kim cương có màu đen và không lấp lánh như kim cương thông thường. Các tạp chất này thường là graphite, pyrite hoặc hematite, tạo cho kim cương đen vẻ bóng như kim loại. Do tạp chất quá nhiều, việc cắt và đánh bóng kim cương đen rất khó khăn vì dễ bị nứt vỡ trong quá trình chế tác.
Do kim cương có quá nhiều rãnh, nứt, vệt cát khai [cleavages] mà bị than hoá nên đen đi làm cho viên kim cương trông có màu đen. Theo thí nghiệm thực tế, nếu bạn lấy một viên kim cương bình thường, chỉ cần bạn lấy bút dạ tô màu gì ở đáy kim cương thì viên kim cương sẽ có màu đó nên hoàn toàn không khó hiểu nếu viên kim cương bị than hóa quá nhiều thì mình sẽ thấy kim cương màu đen.
Natural Black Diamond &Black Diamond
Kim Cương Đen trên Thị trường chủ yếu được biết tới dưới 3 dạng:
– Kim cương có màu tự nhiên
– Kim cương được xử lý chiếu xạ
– Kim cương được xử lý dưới nhiệt độ cao (trên thị trường loại này là chủ yếu).
Phương pháp xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao được áp dụng cho kim cương đơn tinh thể chất lượng thấp hoặc kim cương đa tinh thể màu trắng đến xám trong môi trường nghèo oxy, làm cho chúng có màu đen. Hiện nay, hầu hết kim cương đen dùng trong trang sức đều được xử lý theo cách này, tuy nhiên một số ít có thể được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ.
Tại sao lại phải thêm chữ ‘tự nhiên’ [natural] khi quảng cáo kim cương đen ? vì phần lớn kim cương đen trên thị trường thực chất là kim cương nâu, được tạo màu đen bằng cách than hóa. Kim cương và than chì đều từ cacbon nhưng có cấu trúc khác nhau do điều kiện hình thành khác nhau. Quá trình than hóa thay đổi cấu trúc cacbon bên ngoài của kim cương để tạo màu đen mong muốn..
Kim cương đen tự nhiên có nhiều tạp chất (inclusions) và khi nhìn qua kính hiển vi, sự khác biệt so với kim cương đen qua xử lý rất rõ ràng. Kim cương đen tự nhiên trông như một nền trong suốt với hàng ngàn vật thể nhỏ, tạo cảm giác đặc biệt khi nhìn vào.
Cách Phân biệt Kim Cương Đen và Mossanite đen
Gần đây, trên thị trường xuất hiện nhiều trường hợp trang sức gắn kim cương đen có lẫn đá tổng hợp Moissanite màu đen. Cubic Zirconia đen (CZ màu đen) cũng có thể được trộn lẫn, làm cho việc xác định trở nên phức tạp hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt được một trang sức Kim Cương đen có bị trộn lẫn các loại đá khác hay không? Trong bài viết của tác giả Hiroshi Kitawaki-FCG,CGI có để cập đến 5 phương pháp kiểm tra được tóm lược lại như sau:
Phương pháp Quan sát dưới kính hiển vi:
Kim cương đen tự nhiên thường có các bao thể màu đen phân bố khắp viên đá, trong khi kim cương xử lý nhiệt độ cao chứa các bao thể than chì nhỏ, tập trung gần nhau. Moissanite đen thì chắn sáng hoàn toàn và không có đặc điểm than chì tập trung như kim cương xử lý nhiệt độ cao. Việc mài thô có thể làm bề mặt Moissanite trông giống như có các hạt than chì, gây nhầm lẫn khi xác định. Moissanite dễ dàng kết tinh từ silicon và carbon hòa tan trong sắt nóng chảy, kết quả là tinh thể Moissanite gần như đen và chắn sáng tùy thuộc vào lượng sắt.
Phương pháp Bút thử Moissanite:
Đây là phương pháp đơn giản giúp phân biệt Kim Cương, Mossanite và các loại đá khác. Tuy nhiên có thể sẽ không phân biệt được rõ ràng giữa Kim Cương đen xử lý ở nhiệt độ cao và Moissanite đen do có sự tương đồng về độ cứng.
Phương pháp kiểm tra bằng tia X:
Phương pháp này có thể thực hiện trên nhiều viên đá cùng lúc và xác định viên nào là đá giả. Moissanite (SiC) trong suốt với tia X hơn các loại đá giả khác như YAG, GGG hoặc CZ.
Phân tích huỳnh quang tia X
Kim cương chủ yếu chứa carbon, trong khi các loại đá khác chứa nhiều nguyên tố khác nhau. Moissanite tổng hợp từ silicon và carbon, nên khi phân tích sẽ nhận thấy silicon, trong khi kim cương thì không.
Phân tích phổ Raman
Kỹ thuật này sử dụng hiệu ứng Raman để xác định vật chất hoặc cấu trúc phân tử, đặc biệt hiệu quả với các mẫu nhỏ hoặc phân tích cục bộ. Phân tích phổ Raman có thể thực hiện nhanh chóng ngay cả trên các viên đá gắn trên trang sức, giúp phân biệt kim cương, Moissanite và CZ
Giá trị của Kim Cương Đen
Do có nhiều inclusions như vậy nên vốn dĩ giá trị của kim cương đen không cao. Ngoài ra thì kim cương đen bị ‘hắt hủi’ một thời gian dài cho đến những năm cuối của thế kỉ 20 kim cương đen mới được ưa chuộng và bắt đầu được sử dụng trong trang sức. Nhờ sự lăng xê của người nổi tiếng, phim điện ảnh và truyền thông mà kim cương đen dần được biết đến, quan tâm nhiều hơn và vì vậy giá trị cũng cao hơn, nhưng không bằng kim cương trắng.
Không nên bị lừa bởi các quảng cáo phóng đại rằng kim cương đen có nguồn gốc từ thiên thạch hoặc mang năng lượng siêu nhiên của vũ trụ. Những quảng cáo này thường thổi phồng sự bí ẩn và giá trị của kim cương đen, khiến người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn giá trị thực tế. Thực tế, kim cương đen chứa nhiều tạp chất (inclusions) và dễ vỡ, do đó không được sử dụng trong công nghiệp.
Mặc dù vậy, màu đen của kim cương đen mang lại vẻ huyền bí, sang trọng, độc đáo và cá tính, khiến chúng trở nên đẹp khi làm trang sức. Vẻ đẹp này phụ thuộc vào cảm nhận của từng người. Nếu bạn yêu thích màu đen, kim cương đen có thể là một lựa chọn thú vị. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên tỉnh táo và không nên chi tiêu quá mức cho kim cương đen, tránh bị ảnh hưởng bởi những lời quảng cáo thổi phồng.
Kim cương đen rất khó gia công do chứa nhiều tạp chất, dễ bị nứt vỡ khi mài. Hầu hết kim cương đen không có màu đen nhánh tự nhiên và thường được xử lý bằng phương pháp “glass fill” để cải thiện màu sắc, làm giảm giá trị của chúng.Giá tham khảo cho mặt hàng này trong khoảng $120-150/ct cho viên có kích thước 7.2-8.1 mm (trên dưới 2.+ cts). Lời khuyên chân tình của nhà cung cấp: thay vì dùng kim cương đen nên lựa chọn sapphire đen giá ~$15-20/ct với độ đẹp và long lanh không hề thua kém kim cương đen (đã qua xử lý cực nặng) sapphire đen lại hoàn toàn thiên nhiên và dễ kiếm trên thị trường trong và ngoài nước.